BÍ QUYẾT ÔN THI VIETCOMBANK

Cộng đồng chia sẻ và đồng hành:
Telegram: http://ldp.to/Big4bank
Zalo: http://ldp.to/zalobig4bank

Hi mọi người, chẳng là gần đây mình có tham gia ứng tuyển vào BIG4 BANK, cụ thể là Vietcombank trong đợt tuyển dụng tập trung toàn quốc lần 10 trong năm nay, trộm vía đỗ ngay lần thi đầu tiên Nên là mấy hôm gần đây, nhiều bạn nhờ mình viết một bài review từ quá trình ôn tập đến các vòng thi tuyển, nên hôm nay mình viết luôn, hy vọng có thể giúp ích được cho mọi người, các anh/chị có nguyện vọng muốn làm việc tại BIG4 và đặc biệt cho những bạn sinh viên ngành TCNH có sự yêu thích đối với Vietcombank
1. Về quá trình ôn tập và khái quát cấu trúc đề NV & TA và vòng nộp hồ sơ trực tuyến:
+ Tập trung ôn chủ yếu các môn như: Kinh tế Vi - Vĩ mô, Tài chính doanh nghiệp, Kế toán ngân hàng, các thông tư của NHNN, Luật tín dụng, Luật Ngân Hàng, Thanh toán quốc tế, Nghiệp vụ NHTM, Sản phẩm VCB... Và Tiếng Anh
+ Vì cấu trúc đề của VCB thiên về lý thuyết và suy luận nhiều hơn nên hầu như mn không cần tập trung nhiều quá vào tính toán, hạch toán
+ Thường thì những tháng ôn tập, mn có thể chọn ôn tập 1-2 môn/ngày và làm những đề trắc nghiệm (không quá về suy luận) để tổng hợp lại những kiến thức của các môn này từ đại học. Sau đó, khi đã vững hơn thì những tháng cận đợt tuyển dụng thì chuyển sang giai đoạn luyện đề tổng hợp. Tần suất của cá nhân mình là 2 đề/ ngày và tận dụng thời gian cuối ngày để checked lại đáp án, những lỗi sai của câu trắc nghiệm đó (Highlight là một kỹ năng lợi thế)
+ Với các môn như Luật hay thông tư NHNN, mọi người tập trung check các hiệu lực, và những điều lệ bổ sung và sửa đổi theo từng thời kỳ
+ Ngoài ra, nên ôn tập thêm các kiến thức khác như Bảo lãnh, Tài trợ thương mại, XNK, Dự thầu, Đo lường khả năng sinh lợi của dự án và Thẩm định tín dụng (bao gồm cả giai đoạn tiền và hậu thẩm định)
+ Cấu trúc đề thi NV gần nhất của mình thì thiên nặng về TCDN và Tài trợ d hiự án, Bất động sản và Bảo Lãnh là chủ yếu, luật cũng có nhưng những đề gần đây (từ đợt 6 - đợt 10) thì không còn thấy xuất hiện nhiều
+ Đề NV: với mình thì cũng khó nhằn :))) nhưng may mà trời độ cũng passed và TA gánh còng lưng
+ Đề Tiếng Anh: mặc dù mình đã có IELTS 7.0 rồi và cũng đã có ôn lại cái kiến thức cũ nhưng theo cảm nhận của mình thì đề TA vừa rồi khá khoai :))) (ngang ngửa đề thi HSG cấp 3 vậy) vì nó đánh khá nặng về phần Grammar và Academic vocab. Nên là nếu mn ôn luyện sớm, có thể không nhất thiết phải luyện đề IELTS nhưng có thể học từ vựng học thuật càng nhiều càng tốt thông qua các đề Reading để nâng cao vocab và có thể giải lại đề TA cấp 3 để ôn kỹ Grammar vì đề TA VCB khá khó.
+ Đề TA 100% là trắc nghiệm bao gồm 2 dạng chính là Multiple choice và chọn lỗi sang, nên mn không cần phải ôn bài đọc hiểu, hoặc điền từ đoạn văn
+ Mỗi đề đều có 50 câu và thời gian là 90p cho 2 bài thi
+ Kết quả: mình đạt tổng cộng 61₫ ( bao gồm 28 câu NV đúng và 37 câu TA đúng) và may mắn xếp thứ 3 của chi nhánh lần này. Kết quả sẽ có ngay khi nộp bài nên mn nhớ checked rồi hẳn rồi khỏi phòng thi (có hiện số câu đúng và tỷ lệ phần trăm bài làm)
+ Đối với những bạn sinh viên đang chờ bằng TN thì trước khi làm bài sẽ phải viết cam kết thời hạn nộp bằng TN
+ Thường thì nếu số lượng hồ sơ đông thì sẽ chia thành nhiều ca thi. Trong mỗi ca thi thì sẽ được bố trí laptop hoặc PC và sẽ được quan sát bởi HO thông qua hệ thống giám sát trực tuyến. Giấy nháp cũng sẽ được phát kèm
+ Về hệ thống thi trực tuyến thì mình thấy khá okay cũng không khác gì so với làm test online tại trường ĐH
+ Trước ngày thi sẽ được báo mail tham gia vòng thi trực tuyến như hình, tùy chi nhánh sẽ báo trước 3-4 ngày hoặc sát ngày thi 1 ngày, nên là sau vòng nộp hồ sơ thì mn nên tranh thủ ôn tập
+ Sẽ có 2 hình thức biết đã pass vòng hồ sơ: nhận mail hoặc xem cập nhật trạng thái trên web của VCB
+ Vòng nộp hồ sơ online: thì thường sẽ thời hạn là 1 tuần, cần phải chuẩn bị đầy đủ hết như VCB yêu cầu
2. Về vòng phỏng vấn lần 1:
+ Tầm 5 ngày sau vòng test thì mình nhận được mail interview. Thì thường trước 1 ngày, mn sẽ phải nộp lại bản có chứng thực giống như vòng thi trực tuyến cho chi nhánh để duyệt rồi hôm sau mới được phỏng vấn, thường báo mail rất sát, nên những ai ở xa quê nên giữ bên mình những giấy tờ cần thiết ngoài bằng ĐH như giấy KS, SHK,... Để còn đủ thời gian đi công chứng
+ Thứ tự gọi phỏng vấn sẽ tương xứng với xếp hạng điểm vòng test
+ Thời gian mình phỏng vấn thì là gần 45p (do mình nói chuyện cũng nhiều ý :)))
+ Hội đồng PV gồm (theo chi nhánh mình): Trưởng phòng KHCN và KHDN và Phó GĐ
+ Nội dung phỏng vấn: thì ban đầu vẫn là những câu hỏi phổ biến về bản thân, điểm mạnh - yếu, về kinh nghiệm làm việc, về quê quán, gia đình, .... Sau đó sẽ là các câu hỏi về soft skills, kỹ năng bán hàng,.... Bên cạnh đó, sẽ là câu hỏi về bản thân ứng viên sẽ tự đặt ra cho mình 1 bộ KPI cho từng loại sản phẩm (phần này HĐPV noted lại rất kỹ) và sẽ hỏi về năng khiếu, khả năng tài lẻ, tham gia hoạt động bên ngoài, CTXH,...
+ Phỏng vấn TA: lần này hầu như phỏng vấn bằng TA rất nhiều :))) các ứng viên đều phải đọc 2 - 3 đoạn văn và sau đó dịch thuật lại cho HĐPV. Mình nhớ không lầm là phần của mình là về nội dung Foreign exchange, về Central Bank mua đồng Dollar này kia, như một đoạn văn trích từ báo kinh tế ý, bán ngoại tệ nội tệ này kia nên xuất hiện khá nhiều từ vựng chuyên ngành và báo đài. Một tips ghi điểm: tránh dịch Word by word vì sẽ bị lũng củng và sẽ bị so sánh như GG dịch :))) nên tuy mn hiểu được tất cả vocab nhưng phải biến nó thành câu văn nghe cho mượt ý kiểu vậy, nên hầu như phần này cũng không làm khó mình lắm :)))
+ Bên cạnh đó, này mình nghĩ do một phần mình có số câu đúng TA nhiều nhất vòng test hay sao mình cũng ko rõ nữa, nhưng trong số ứng viên thì mình lại được đề nghị interview bằng TA (tầm 15p) :))))
+ Một tips ghi điểm về kinh nghiệm làm việc: thật sự ngoài bằng ĐH thì các chứng chỉ về Nghiệp vụ NH, chứng chỉ về Kỹ năng mềm, chứng chỉ thành tích tại đơn vị và chứng chỉ hoạt động phong trào văn nghệ, thi thố, CTXH khi mang vào phòng phỏng vấn là một PLUS POINT vô cùng lớn và nó đã worked với mình :))) nên mọi người có bao nhiêu cứ mang hết vào vòng interview
+ Cách trả lời phỏng vấn: nói chung là do mình hoạt ngôn với cũng chăm thuyết trình nhiều từ hồi học ĐH nên cứ giữ một phong thái tự tin, nói to rõ, chậm rãi với đầy đủ ý là được, với chăm khen chi nhánh :))) kiểu như khao khát này kia bla bla
+ Hình thức phỏng vấn: 1 - 3
3. Về vòng phỏng vấn lần 2 (đã sàng lọc sau vòng 1):
+ Những ứng viên nào nhận được mail vòng 2 sẽ nằm trong top có khả năng vào VCB (tầm 50%) nên là lúc này mình cũng vừa vui mà vừa lo
+ Hội đồng phỏng vấn bao gồm: GĐ Chi nhánh
+ Hình thức phỏng vấn: 1 - 1
+ Nội dung phỏng vấn: vòng này khá căng vì GĐ hỏi còn khó hơn vòng 1, vẫn giữ những format câu hỏi căn bản ban đầu nhưng sẽ xoáy sâu vào cách thức tìm kiếm KH và đạt KPI, cách phát triển Database và thẩm định
+ Sau đó đặt ra nhiều tình huống để ứng viên trả lời
+ Thời gian lần này mình phỏng vấn gần 50p :)))) nói mà khô cả họng
+ Phỏng vấn TA: giống vòng 1 và đoạn văn mình về nội dung kiểu so sánh Aviation Industry trong giai đoạn pre-pandemic Covid 19 với hiện tại, giống một bài reports vì có trích dẫn số liệu :))) cũng okela
+ Sau đó thì vẫn sẽ phỏng vấn TA với GĐCN tầm 10p, rồi GĐ sẽ chia sẻ kinh nghiệm kiểu khuyên về định hướng làm việc
+ May mắn nên mình được báo kết quả ngay tại bàn phỏng vấn ( này thì tùy ứng viên) rồi sau đó mình ra về. Lúc này huhu kiểu mừng xỉu :))) Sau đó thì 1 ngày mình được bên nhân sự báo là được nhận việc, kiểu re-confirmed với mình và hẹn ngày lên ký HĐ (và rủ mình tập văn nghệ cho tất niên :))) do lúc phỏng vấn thì mình cũng có nói nhiều về hoạt động phong trào nên được tham gia vào các hoạt động đoàn của chi nhánh luôn
Đây là tất cả những trải nghiệm của mình sau đợt thi lần này, mong là sẽ giúp ích được một phần nào đó cho mọi người cho đợt tuyển dụng lần 1/2023 của VCB Chúc mọi người nhiều may mắn ạ
Tác giả: Nhật Anh

CHIA SẺ 1
Trình tự ôn tập:
+ Tham khảo dạng đề trên web site , Google để tìm ra định hướng ôn
+ Đọc lại lý thuyết kinh tế vĩ mô, các chỉ số khi phân tích tài chính doanh nghiệp, những chỉ số cơ bản của ngân hàng: DSCR, LDR, NIM,….
+ Tìm hiểu về tất cả về sản phẩm của VCB, chú trọng thẻ và tiết kiệm
+ Đọc thêm các luật Tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối, tiền thật tiền giả, ..
+ Chuẩn bị cho phỏng vấn các câu hỏi thông dụng: giới thiệu bản thân, tại sao lại nghỉ việc, em có điểm mạnh gì. Quan trọng nhất là kĩ năng phản xạ nhanh và cố gắng thấu hiểu tâm lý của HĐPV
Mức độ đề thi VCB:
VCB đề thi nhìn chung là khó. Đòi hỏi phải ôn tập 1 cách nghiêm túc.
+Về vòng test: Các bạn nên đi sớm 15 phút để check các thông tin cá nhân chuẩn bị tâm lý tốt để tránh hồi hộp hoặc ID của các bạn không vào được hệ thống.
Sau khi check in xong, sẽ khai mạc hội thi trên toàn hệ thống có người hướng dẫn qua đầu cầu. Đăng nhập vào hệ thống bằng CMT nhé, nếu trong khi thi có trục trặc các bạn có thể thi tiếp nên k sợ mất kết quả nhé.
Đề nghiệp vụ 50 câu 45 phút , đề thi đa dạng phong phú nhưng chủ yếu là vĩ mô, sản phẩm thẻ là nhiều, 1 vài các luật và nghiệp vụ GDV : giờ cut off time, số tiền bao nhiêu là giá trị cao,…
+ Về tiềng anh thì cực khoai không phải nói. Ôn tất cả những gì có thể nhé. Cũng 50 câu 45 phút.
Thi xong các bạn sẽ có kết quả luôn. Đây cũng là điều mình khá thích vì đỡ tốn công chờ đợi căng thẳng
-Thường NV*70% +TA*30% trên 50 là ok nhưng cũng tùy chi nhánh.
-Tỷ lệ vào phỏng vấn khoảng 30% số lượng thí sinh được thi.
– Thi thường 1 tuần có kết quả và gọi phỏng vấn, phỏng vấn xong 2,3 ngày có kết quả. Mình thi sở giao dịch nên hơi muộn hơn xíu.
Về vòng PV:
– Các bạn nên mặc quần áo gọn gang: sơ mi trắng, chân váy đen, giày cao gót đen kín mũi trơn càng tốt, trang điểm nhẹ.
– Các bạn cũng nên đi sớm nhé, mang đầy đủ hồ sơ bản gốc đi để đối chiếu. Không đủ sẽ rất phiền đấy , Giấy khám sức khỏe cũng nên chuẩn bị.
– HDPV gồm 5 người thường có Ban GĐ CN, trưởng phòng , nhân sự.
– Tâm lý thật vững vàng, có thể uống 1 ngụm nước nhỏ nhưng đừng hắng giọng rất dễ mất giọng nhé. Tự tin là yếu tố hàng đầu, có thể trả lời không tốt, nhưng thái độ thì rất quan trọng
Bí quyết thi đỗ Vietcombank:
Hãy tỏ ra là mình là người cầu tiến, tự tin về bản thân nhưng đừng có tự tin và thể hiện mình quá sẽ mất ấn tượng lắm.
Mỗi câu trả lời nên dạ thưa, nhìn vào người đặt ra câu hỏi cho mình và hướng sang cả HĐ nữa. Khi về nên kéo ghế lại và cám ơn cúi người. Còn các câu hỏi các bạn tự chuẩn bị nhé.
Kinh nghiệm khi thi thực tế
(1) Để ý dưới chân!
Vì bạn thi trên máy tính, nên cần lưu ý không đá chân hay khua chân quá nhiều, vì ở dưới chân bạn là ổ cắm nguồn điện máy tính của bạn. Đã có tầm 5% các bạn bị mất điện khi làm bài vì ức chế quá. Đá bay cả giắc cắm. Tất nhiên hệ thống có Lưu (Save) quá trình làm bài của bạn. Tuy nhiên bạn sẽ phải mất thời gian để bật lại máy và có thể làm mất 5 phút quý giá của bạn.
(2) Tập trung làm bài: Câu nào cũng Tick
Phòng IT của VCB tư vấn các thí sinh rằng các bạn có thể tick “Câu hỏi còn phân vân” để lựa chọn sau. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thì lúc đó bạn cứ tick bừa và chuyển câu khác, đừng nên để trống câu nào.
(3) Đọc kỹ câu hỏi!
Câu hỏi của VCB lần này rất ngắn, nhưng chính vì thế nhiều thí sinh khó hiểu ý câu hỏi là như thế nào? Hãy đọc kỹ đề và chọn Đáp án bạn thấy phù hợp nhất
(4) Có câu có 2 đáp án giống nhau.
Với câu này thì bạn tick đáp án nào cũng được
(5) Nhìn vào Đáp án B và C
Theo kinh nghiệm tick nhanh trắc nghiệm, khi bạn nhìn vào Đáp án B hoặc C, thì có nghĩa bạn đã nhìn sang 2 đáp án 2 bên 1 chút.
VD: Bạn nhìn Đáp án B thì bạn cũng sẽ nhìn thấy cả A và C. Nếu A, B, C không đúng thì bạn chọn luôn D mà không cần suy nghĩ hay nhìn D làm gì!
(6) Đáp án “Tất cả đều đúng” hoặc “Cả 3 ý trên” đa phần đều là Đáp án đúng.
(7) Đáp án D là “Đáp án khác” thì thường là Đáp án sai. Đã có Đáp án Đúng nào đó ở trên rồi!
(7) Ôn các thông tư, văn bản luật mới áp dụng.
VD: Thông tư 200/2014; Thông tư 39/2016; Thông tư 07/2015; NĐ 102 thay thế cho NĐ 83; Thông tư 36/2014; Luật TCTD 2010 và sửa đổi; Các văn bản luật mới khác liên quan Ngân hàng, doanh nghiệp…. trong những năm trở lại đây

CHIA SẺ 2
Xin phép a Nguyên cho em chia sẻ kinh nghiệm thi test vcb cho các bạn ạ
Chia sẻ động lực ôn thi cho mọi người nếu mọi người có niềm đam mê với bank, đặc biệt là Vietcombank ạ.
Background của t: T là sinh viên vừa mới tốt nghiệp trong năm nay, có base tiếng anh khá ổn. Trước khi tốt nghiệp, t cũng đã tập trung ôn thi tầm 1 tháng. Kết quả vừa rồi t thi thấy khá ổn: NV 35/50, tiếng anh 38/50.
Kinh nghiệm ôn thi của t: Đặc thù của bài thi test VCB là kiến thức rộng nhưng không sâu.
+Đối với kiến thức kinh tế học bao gồm: sản lượng quốc gia, tổng cung tổng cầu, thị trường ngoại hối, lạm phát, thất nghiệp, chính sách tiền tệ. Phần này các c nên học để hiểu bản chất vì trong ngân hàng đề rất đa dạng các câu hỏi, nếu c chỉ học lý thuyết suông sẽ không thể làm được những câu hỏi ngược lại, hoặc hỏi theo cách khác. Khi đã nắm rõ bản chất, thì phần này t thấy câu nào cũng làm được hết nha.
+ Đối với kiến thức liên quan đến Tài chính doanh nghiệp => phần này cũng nên học để hiểu
1.Học về các loại báo cáo tài chính (chú ý học kỹ các TK trong bảng cân đối kế toán như tài sản ngắn hạn/dài hạn là như thế nào, thế nào được coi là tài sản cố định, các phương pháp trích khấu hao, đặc biệt học kỹ về phần vốn lưu động ròng/nhu cầu VLĐ ròng),...
Với báo cáo KQKD thì ngoài học các đầu mục của nó thì học thêm các chỉ số tài chính như EPS, EBIT, EBITDA, LDR, NIM, DSCR)
Với báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì phải hiểu hoạt động kd, đầu tư, tài chính là như thế nào, cái nào thì được xếp vào từng loại hoạt động đó
2. Chỉ số tài chính doanh nghiệp: có 4 nhóm chính đó. Mấy cái này thì các c tra mạng là có hết: nhóm chỉ số phản ánh năng lực hoạt động; khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, tỷ suất sinh lời.
+Đối với kiến thức liên quan đến pháp luật: xin thưa là vô vàn và bạt ngàn. Ngoài những cái t học dưới đây thì còn hỏi nhiều về luật đất đai, đầu tư, đấu thầu, dân sự,... => Phần này câu nào mà chưa biết thì chỉ có nước lụi mà học thì cũng đọc sương sương nắm ý chính là được, hỏi không đánh đố lắm
Luật liên quan đến TCTD: các khái niệm cơ bản liên quan đến tctd, đặc điểm, chức năng, phân loại NH, phương thức cấp tín dụng, các đối tượng trong TCTD, TH không được cấp tín dụng/hạn chế cấp tín dụng; giới hạn cấp tín dụng
Quy định về phân loại nợ & trích lập về dự phòng rủi ro: này học thông tư 11/2021/TT-NHNN: Đặc điểm các nhóm nợ, nguyên tắc tự phân loại, dự phòng cụ thể/chung
+Đối với kiến thức Nghiệp vụ tín dụng thì có cho vay (TT39/2016 như đối tượng cho vay, nhu cầu vay, loại hình vay, phương thức vay, lãi suất cho vay/chậm trả,...); bảo lãnh (TT07/2021 và TT11/2022); các phương thức tính lãi vay (học lý thuyết); bảo đảm thì khái niệm, biện pháp bảo đảm, quy định về TSBĐ, xử lý TSBĐ, đăng ký biện pháp bảo đảm
+Rồi học thêm mấy phần râu ria như tài trợ dự án, các chỉ số đánh giá như NPV,IRR, NCF, WACC
Còn về Tiếng anh thì t thấy bạn nào có base rồi thì cũng không cần ôn nhiều, nắm vững ngữ pháp là chính, còn từ vựng thì từ nào biết rồi thì làm được, còn chưa biết thì giỏi mấy cũng chịu (mà VCB có những từ khó nhằn, collocations, idioms, phrasal verb) => Tiếng anh thì cũng chiếm 30% thôi, gắng nghiệp vụ cho cao thì gồng gánh được ạ. Năm nay t có dò hỏi thì kể cả Chi nhánh loại 1 >50đ cũng qua rồi nên chả phải lo.
Chia sẻ thế thôi, mn có ý định thi thì học sớm sớm, mỗi ngày một ít. Đi thi lụi nữa là vừa 🙂 Có gì thắc mắc mn cứ hỏi, chia sẻ được thì t chia sẻ vì t cũng mới chỉ thi một lần thôi =))) bạn nào ở HN muốn ôn, t sẽ cho mượn vở (nếu thực sự có passion

CHIA SẺ 3