GIỚI THIỆU BẢN THÂN MẪU

Dành cho bạn không kinh nghiệm
Kính chào Hội đồng Tuyển dụng,
Trước tiên, em xin gửi lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng đến Hội đồng Tuyển dụng.
Em là Lại Thanh Hương, 24 tuổi, tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp tại Học viện Tài chính.
Trong thời gian học đại học, em đã có cơ hội làm nhân viên bán hàng cho Công ty TNHH Winmark Việt Nam, nơi em tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu. Qua công việc này, em đã phát triển kỹ năng bán hàng, xử lý tình huống khi gặp phản đối, và chốt đơn hàng thành công. Nhờ sự kiên trì và kỹ năng thuyết phục, em đã mời được 10 khách hàng sử dụng sản phẩm hóa chất và bán 40 lọ tinh dầu thơm mỗi tháng. Những kinh nghiệm thực tế này giúp em tự tin rằng mình có thể nhanh chóng nắm bắt công việc và hòa nhập vào môi trường mới, ngay cả khi chuyển sang một loại hình bán hàng khác.
Bên cạnh đó, em cũng tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa như cuộc thi nhảy ADC Dance, tổ chức Ngày hội Việc làm, và tham gia Olympic Kinh tế học. Những hoạt động này đã giúp em rèn luyện tinh thần làm việc nhóm, khả năng sáng tạo và sự chủ động.
Về bản thân, em luôn được đồng nghiệp và quản lý đánh giá cao về sự lễ phép, vui vẻ và nhiệt tình trong công việc. Em có thói quen đọc 50 trang sách mỗi ngày và cập nhật tin tức trên CafeBiz để mở rộng kiến thức. Cuốn sách "Cà phê cùng Tony" là nguồn cảm hứng lớn, giúp em có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và công việc.
Em rất mong muốn được cống hiến và phát triển trong môi trường chuyên nghiệp của Vietcombank – một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Em tin rằng với nền tảng kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, em sẽ là một thành viên nhiệt huyết, sẵn sàng đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn Hội đồng Tuyển dụng đã lắng nghe phần giới thiệu của em. Rất mong có cơ hội được đồng hành cùng Vietcombank trong thời gian tới.
Em xin cảm ơn.

Dành cho bạn có kinh nghiệm
Kính chào Hội đồng Phỏng vấn,
Trước tiên, em xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe đến Hội đồng Phỏng vấn.
Em tên là Nguyễn Lê Hồng Uyên, hiện đã tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Với 7 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành ngân hàng, em tự tin rằng mình có đủ kiến thức và kỹ năng để đóng góp tích cực cho ngân hàng BIDV.
Trong 4 năm đầu tiên tại VPBank, em đã đảm nhiệm vai trò Giảng viên nội bộ, chuyên giảng dạy và đào tạo về mảng "Nâng cao chất lượng dịch vụ". Điều này giúp em hiểu sâu hơn về tâm lý khách hàng và cách tối ưu hóa trải nghiệm của họ. Ngoài ra, em cũng có kinh nghiệm 1 năm ở vị trí Kiểm soát viên giao dịch, nơi em đã rèn luyện khả năng quản lý rủi ro và đảm bảo quy trình giao dịch diễn ra suôn sẻ.
Sau đó, em chuyển sang làm việc tại VietinBank với vị trí Cán bộ nguồn Phòng Kế toán, thuộc diện quy hoạch lãnh đạo của phòng. Trong 3 năm tại đây, em đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, đặc biệt là việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong các mảng huy động, kiều hối, thẻ, và các dịch vụ ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, em cũng tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ và phong trào do ngành ngân hàng tổ chức. Với sở trường ca hát, khiêu vũ, và chơi đàn violin, em đã có dịp tham gia nhiều cuộc thi văn nghệ và hoạt động do Đoàn Thanh niên và Công đoàn tổ chức, góp phần tạo nên sự gắn kết trong môi trường làm việc.
Với uy tín và thương hiệu mạnh mẽ của BIDV, em mong muốn được phát huy kinh nghiệm của mình để trở thành một cán bộ tín dụng giỏi, góp phần vào sự phát triển của ngân hàng. Em tin rằng môi trường chuyên nghiệp tại BIDV sẽ là nơi lý tưởng để em chứng minh năng lực bản thân và phát triển sự nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Hội đồng Phỏng vấn đã lắng nghe phần giới thiệu của em. Rất mong có cơ hội được đồng hành cùng BIDV trong thời gian tới.
Em xin cảm ơn.

Đây là danh sách câu hỏi ít nhất bạn phải thủ sẵn cho tôi. Chuẩn bị kỹ và soạn ra cho bản thân, hãy làm ra đừng nghĩ trong đầu. Viết ra bạn sẽ thấy câu chữ hay những đoạn chưa mượt mà còn chỉnh lại.
Vậy đó là những câu hỏi nào?

1. Điểm Yếu Của Bạn Là Gì
Với câu hỏi này bạn chú ý đừng quá thật thà khai hết những tật xấu của tôi, đặc biệt là những thói xấu ảnh hưởng không tốt đến vị trí bạn ứng tuyển.
Nếu có trình bày hãy nêu những điểm yếu mà bạn đang trên đường khắc phục được hoặc đã có kế hoạch phát triển không để nó thành điểm yếu nữa.
Và tuyệt đối nhớ không nói phần này vào phần giới thiệu bản thân. Chỉ nói khi được hỏi, đừng dại mà khai cái dở của tôi.

2. Điểm Mạnh Của Bạn Là Gì
Đây là phần mà bạn phải nói càng nổi bật càng tốt và dĩ nhiên nếu gắn với yêu cầu vị trí bạn ứng tuyển thì càng tuyệt.
Nếu bạn bị bí ý không biết tôi mạnh điểm nào thì đầu tiên hãy liệt kê ra những gì bạn nghĩ trước, liệt kê cho kỳ hết sau đó chọn lọc lại cái hay nhất cho tôi.
Hoặc bạn có thể hỏi người thân hay bạn bè nhận xét về tôi xem bạn làm tốt hay họ cảm thấy bạn mạnh về mặt nào.
Điểm mạnh này lúc nào cũng phải gắn với câu chuyện hay thành tích của bạn, đừng chỉ nói suông.

3. Bạn Chấp Nhận Mức Lương bao Nhiêu. Lương Thấp Có Chấp Nhận Không
Với ngân hàng đừng nói mức lương quá thấp mà nên nói một con số ước lượng hay con số mà bạn đã tham khảo các anh chị đi trước.
Mức lương hàng tháng cơ bản sẽ giao động tầm 10-15tr, với riêng Big4bank bạn sẽ khó mà thương lượng được lương vì tất cả đã có khung sẵn, dù mới hay đã có kinh nghiệm thì vẫn áp dụng mức khung.
Câu hỏi này với mục đích xem điều bạn hướng đến là gì, là lương hay còn vấn đề nào khác. Với lương đừng dùng câu em làm tốt thì sẽ được nâng lương. Mà hãy hướng theo câu trả lời là mức lương đủ để em cống hiến và chi phí sinh hoạt hàng ngày, có thực mới vực được đạo.
Lúc phỏng vấn có thể chém gió nhưng nhiều khi bạn chấp nhận lương thấp, ngân hàng áp bạn vào mức lương đó là cũng đuối lun nhé. Với các bạn có năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc, có thành tích nổi bật thì cứ căn cứ vào mức lương cũ tôi đang nhận mà nêu mức lương tăng hơn tầm 20%-30% là ổn.

4. Tại Sao Bạn Chọn Ngân Hàng Này
Đây là câu hỏi mà tôi thấy phần lớn các bạn hay sao chép lẫn nhau, lên mạng tìm kiếm rồi lấy nó làm của tôi. Điều này sẽ có một tệ hại đó là ai cũng na ná nhau, cách bạn nói sẽ không có cảm xúc. Do đó nên tránh đi sao chép.
Cách trả lời câu hỏi này đó là nên xuất phát từ bản thân bạn. Hãy liệt kê ra một loạt những điểm mà ngân hàng thu hút bạn hoặc có thể bắt đầu từ câu chuyện bạn được nghe hàng ngày từ ba mẹ hay anh chị của bạn về ngân hàng.
Câu chuyện càng riêng tư, có dấu ấn cá nhân bạn càng tốt. Nếu không có câu chuyện riêng thì có thể bắt đầu từ một số yếu tố như môi trường, lương thưởng, thương hiệu, một sản phẩm nổi bật, có người quen gợi ý, mối quan hệ nếu có cứ khoe vào đây sẽ là một điểm cộng. Các thành tích của ngân hàng bạn cũng có thể nói vào đặc biệt đó là ngân hàng top trong hệ thống, đây cũng là một lý do để bạn lựa chọn.

5. Tại Sao Bạn Lại Nghỉ Việc
Đây là câu rất dễ hỏi nếu bạn đang đi làm, vì người ta sẽ luôn muốn biết lý do đằng sau việc bạn nghỉ. Với câu này tuyệt đối bạn không được nói xấu công ty cũ, sếp hay đồng nghiệp.
Bạn nên hướng đến việc thay đổi theo từng giai đoạn. Tức là mỗi người đến một giai đoạn nhất định sẽ luôn muốn có một điều gì đó làm mới tôi.
Bên cạnh đó nếu lúc nhỏ bạn thích ngân hàng nhưng chưa tự tin vì chưa có kinh nghiệm thì vẫn có thể nói lý do này vào. Tiếp theo có thể nói về thương hiệu cũng như về vấn đề lương thưởng mà bạn được nghe từ người thân hay bạn bè.
Lý do thúc đẩy bạn nghĩ nên xuất phát từ bên trong bạn, có thể là sự thăng tiến, kỹ năng hay mối quan hệ. Thêm vào đó, bạn có thể nói về các kinh nghiệm liên quan công việc cũ của tôi có thể giúp ích được gì cho vị trí bạn ứng tuyển.
Đừng chỉ chăm chăm ngân hàng mang đến lợi ích gì cho bạn mà nên chú ý thể hiện nhiều việc bạn mang đến giá trị gì cho ngân hàng.

6. Các Kỹ Năng Mà Bạn Dẫn Chứng Trong CV. Bạn Có Thể Chứng Minh Được Không
Với câu này bạn cần chú ý đến CV của bạn trước, đừng chém gió quá đà mà đến khi phỏng vấn lại trả lời không khớp, lúc đó là hơi bị mệt đấy. Các kỹ năng nên gắn liền với câu chuyện của chính bạn, đừng sao chép trên mạng hay từ người khác.
Ví dụ bạn ghi tôi giao tiếp tốt nhưng lúc phỏng vấn lại cà lăm, giọng run run là thấy cơ hội thất bại cao rồi. Do đó, chọn lọc kỹ các kỹ năng tôi thật sự tốt để đưa vào, nên chọn các kỹ năng kiên quan đến vị trí bạn ứng tuyển sẽ dễ làm nổi bật bạn hơn.
Nên chuẩn bị câu chuyện của tôi, nếu bên trong đó có khó khăn bạn vượt qua thì nên làm nổi bật nó lên, làm nó thu hút để người ta chú ý vào đó. Luôn kể với mạch văn tự nhiên có thể thêm tí màu sắc nhưng đừng làm quá là được.

7. Bạn Muốn Làm Việc Độc Lập Hay Làm Việc Nhóm
Thông thường với câu hỏi này bạn sẽ hay nói nước đôi, tùy hoàn cảnh hoặc tùy tình huống công việc mà cần cá nhân hay nhóm. Tuy nhiên theo góc nhìn của tôi thì bạn có thể nghiêng về hẳn một phía để tạo điểm nhấn. Bạn ở giữa sẽ không có gì quá nổi bật và người ta cũng không ấn tượng.
Bạn xét lại tôi làm việc hiệu quả theo cách nào, cứ lấy những trải nghiệm của bạn để dẫn chứng cho lựa chọn của tôi. Phỏng vấn là tạo nét riêng, đừng để bản thân bị lu mờ. Bạn phải luôn có điểm nhấn và với lựa chọn 1 hoặc 2 thì nên nghiêng hẳn về một bên mà bản thân bạn cho là đúng nhé.

8. Bạn Có Chấp Nhận Làm Việc Xa
Với câu này ý định của hội đồng là muốn xem bạn có sẵn sàng chịu cực được cho tôi không. Một số Big4bank khi hỏi câu này đồng nghĩa với việc có thể sẽ thật sự đưa bạn đi xa và nếu như bạn trả lời không được thì thậm chí họ sẽ loại bạn.
Tùy từng đợt mà nhu cầu của ngân hàng thế nào nên nếu đợt đó họ cần người đi xa thì sẽ chọn những người chấp nhận. Về phần bạn, bạn phải cân nhắc thật kỹ vì với áp lực công việc và việc di chuyển xa như thế bạn nhắm sẽ trụ lại được trong bao lâu.
Nếu bạn cảm thấy đánh đổi của tôi xứng đáng, bạn chấp nhận được thì đồng ý. Còn không cứ sẵn sàng thể hiện nguyện vọng của tôi. Vì đời đi làm của bạn còn rất dài, không cơ hội này sẽ còn cái khác. Với việc đi xa như vậy sẽ bào mòn sức bạn khá nhiều trong giai đoạn đầu bạn tiếp cận công việc.

9. Bạn Có Sẵn Lòng Làm Việc Ngoài Giờ và Chịu Áp Lực Cao Trong Công Việc
Với câu này đừng chỉ trả lời có hoặc không mà bản thân bạn phải có dẫn chứng các việc bạn đã trải qua. Hoặc ít nhất sự kiện hay tình huống nào cho thấy rằng bạn đã từng làm việc trễ và áp lực. Không nhất thiết phải là đi làm, nếu bạn đang là sinh viên thì có thể dẫn chứng từ các kỳ thi hay deadline của các chương trình sự kiện bạn tham gia.
Tuyệt đối không nên chế nếu bạn không có nhé. Mục đích người ta hỏi câu này vì ngân hàng là một nơi rất áp lực, nếu bạn vẫn còn nghĩ cuộc sống quá màu hồng thì sẽ dễ bị đánh gục khi bắt đầu tiếp cận công việc.
Do đó hãy chuẩn bị tinh thần cho tôi và lục lại trí nhớ để xem bản thân đã từng trải qua những việc khủng hoảng mà chính bạn đã vượt qua được hay không. Nếu có hãy liệt kê ra trước sau đó sắp xếp ý để kể chuyện cho cuốn hút người nghe.

10. Điều Gì Ảnh Hưởng Lớn Nhất Đến Sự Phát Triển Của Bạn
Với câu hỏi này bạn hãy lướt lại các sự kiện mà bạn đã trải qua. Với các sự kiện đó, mỗi việc cho bạn bài học nào, bạn phát triển và tiến bộ ra sao. Điều nào làm bạn thay đổi rõ nét nhất. Với bạn động lực nào ảnh hưởng làm bạn thêm năng lượng để đạt được mục tiêu.
Hãy ráng nhớ lại hết và liệt kê từng sự việc. Sau đó bạn đối chiếu lại công việc và vị trí bạn ứng tuyển. Bạn có nghĩ rằng nó hợp với điều bạn mong mỏi không. Sự phù hợp luôn là điều cần để bạn có thể sẵn sàng cống hiến giá trị bạn có cho ngân hàng.
Họ đang tìm một sự phù hợp, tính cách và điều bạn theo đuổi nếu quá xa so với nhà tuyển dụng kỳ vọng thì bạn sẽ bị đánh trượt. Do đó hãy cố kết nối những gì bạn mong muốn nhất đến vị trí của bạn.

11. Nếu Bạn Đậu Ngân Hàng Chúng Tôi Và Ngân Hàng Khác. Bạn Chọn ai
Điều nhà tuyển dụng muốn biết ở đây là bạn sẽ ưu tiên cho ngân hàng nào. Họ thừa biết bạn không chỉ nộp một ngân hàng nên cũng đừng cố nói bạn chỉ nộp duy nhất một ngân hàng. Nếu bạn nộp nhiều ngân hàng cứ nói thẳng nhưng phải trên tinh thần ưu tiên ngân hàng bạn đang phỏng vấn.
Bạn nộp nhiều để cho bản thân nhiều cơ hôi vì bạn biết rằng đậu Big4bank không phải dễ nên bạn cho tôi nhiều đường để lựa chọn. Còn nếu bạn có lý do đặc biệt, có niềm tin sâu sắt vào ngân hàng bạn ứng tuyển thì cứ nói lý do đặc biệt này, đây sẽ là điểm khác biệt của bạn.
Ví dụ ba mẹ làm ngân hàng, hay từ thời sinh viên bạn đã luôn muốn trở thành Banker ngân hàng này. Với những câu hỏi lựa chọn thì bạn nên lồng cảm xúc và kể câu chuyện liên quan đến quyết định của bạn thì sẽ ghi điểm cho bạn hơn.

12. Bạn Nghĩ Bạn Có Thể Hợp Tác Với Chúng Tôi Trong Bao Lâu
Đi làm thì ai cũng muốn bạn gắn bó lâu dài, không ai muốn bạn chỉ làm một thời gian ngắn rồi làm bàn đạp qua nơi khác.
Do đó câu trả lời của bạn phải hướng đến sự gắn bó tuy nhiên để tạo sự khác biệt bạn vẫn nên đề cập đến lý do tại sao bạn chọn ngân hàng hoặc chi nhánh này, lý do càng cá nhân thì càng thuyết phục hội đồng.
Bên cạnh đó có thể nêu thêm ý kiến cá nhân của bạn, ai cũng muốn cống hiến nhưng quan trọng vẫn là môi trường, không ai nỡ đi nếu môi trường đang tốt. Dĩ nhiên để có được môi trường tốt thì bản thân bạn phải thích nghi trước, chỉ khi một sự việc quá mức chịu đựng thì mới đến giải pháp rời bỏ.
Hãy hướng câu trả lời theo ý này. Bạn chịu cực được, sẵn sàng thích nghi và cống hiến, làm một chỗ để ổn định nhưng mỗi giai đoạn, mỗi tình huống sẽ luôn làm bạn đưa ra những quyết định khác. Và bạn hy vọng rằng sẽ được đồng hành lâu dài cùng ngân hàng. Nên nhấn mạnh từ này để thể hiện sự gắn bó của tôi.

13. Bạn Học Ngành Không Liên Quan Thì Sao Bạn Lại Chọn QHKH-GDV. Bạn Làm Gì Để Thích Nghi
Với các bạn trái chuyên ngành không liên quan nhiều đến vị trí ứng tuyển thì điều bạn cần là sự liên kết. Tức là mặc dù không liên quan nhưng những sự việc, tình huống khác và cách xử lý của bạn đều chứng tỏ được rằng bạn cầu tiến, học hỏi nhanh và giao tiếp tốt.
Các vị trí ngân hàng bạn chỉ cần xoay quanh chứng minh các kỹ năng biết sắp xếp thời gian, thích nghi nhanh với công việc và chịu được áp lực, đồng thời biết bán hàng và thuyết phục thì cho dù bạn có sai chuyên ngành thì vẫn ổn.
Nếu bạn không có nhiều trải nghiệm bên ngoài thì ráng mà kiếm các trải nghiệm trong lúc đi học. Miễn sao bạn thể hiện được dù trái ngành nhưng bạn vẫn kiểm soát được mọi thứ.

14. Bạn Nói Bạn Có Kinh Nghiệm Tham Gia Văn Nghệ Vậy Cụ Thể Là Bạn Làm Được Những Gi
Về kinh nghiêm các hoạt động nếu bạn trực tiếp tham gia vào hoặc nằm ở vị trí chủ chốt thì càng nên khoe vào. Và nhớ các hoạt động này bạn nên nói về các bài học tôi học được trong quá trình tham gia, cách nhìn nhận của bạn ra sao, bạn giải quyết vấn đề thế nào. Nếu nối kết được với vị trí bạn ứng tuyển sẽ càng ghi điểm.
Ngân hàng rất chú trọng kỹ năng ngoại giao nên nếu bạn có thế mạnh thì lúc phỏng vấn nên nhấn mạnh để người ta chú ý, đặc biệt là hát thì nên chuẩn bị luôn bài tủ để có hát là quất ngay.
Kinh nghiệm văn nghệ này bạn hãy ráng lục lại các hoạt động bạn đã từng tham gia, mỗi hoạt động phải ráng nối kết về một câu chuyện, một bài học, đừng chỉ nói liệt kê như vậy sẽ rất bình thường.

15. Sau Khi Được Tuyển, Bố Trí Bạn Vị Trí Khác, Bạn Chấp Nhận Không
Khi bạn ứng tuyển vào vị trí của ngân hàng thì bạn đã tìm hiểu kỹ và thấy nó phù hợp với tôi. Tuy nhiên trong ngân hàng việc luân chuyển hay thay đổi vị trí là việc rất bình thường.
Do đó khả năng để được nhận cao đó là bạn đồng ý với đề nghị của nhà tuyển dụng tuy nhiên vẫn phải có lời lẽ hợp lý để nhận vị trí khác. Đừng trả lời đồng ý hoặc không mà phải có thêm những câu mào đầu khác.
Ví dụ như anh chị thấy em phù hợp với vị trí khác thì có lẽ tầm nhìn anh chị sẽ đúng hơn cho người mới như em. Muốn phát triển thì phải thích nghi và môi trường ngân hàng em biết luôn có sự thay đổi nên em sẵn sàng theo sự sắp xếp ạ.
Đây là với việc bạn đồng ý, còn nếu không đồng ý thì có thể bạn cần trình bày lý do của tôi là đã nghiên cứu và tìm hiểu kỹ, bạn chỉ phù hợp vị trí này. Không thôi qua vị trí khác mặc dù bạn sẽ đậu nhưng làm một thời gian bạn sẽ thấy áp lực và dễ nghỉ.

16. Theo Bạn Môi Trường Chuyên Nghiệp Năng Động Là Gì
Câu này bạn rất dễ dính vào khi hay nói em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp. Khổ nổi chuyên nghiệp thế nào chính bạn cũng chưa định nghĩa được cho tôi. Do đó, trước khi nói chữ chuyên nghiệp thì chính bạn phải tự tìm cho tôi một định nghĩa riêng có của bạn về vấn đề này.
Đó có thể là văn hóa doanh nghiệp, thái độ làm việc, phục vụ khách hàng, quy trình rõ ràng hay sự thăng tiến theo lộ trình. Bất kỳ điều nào với bạn là chuyên nghiệp bạn đều có thể nói vào để nói lên góc nhìn của bạn. Phỏng vấn thì ai cũng như ai, muốn nổi bật bạn phải khác biệt. Ráng tìm và chắt lọc lai thông tin cho tôi để tìm cho tôi một định nghĩa chuyên biệt nhé.

17. Chia Sẻ Về Kinh Nghiệm Mà Bạn Có Được Ở Vị Trí Gần Đây Nhất
Khi hỏi về câu này thì nhà tuyển dụng muốn biết những trải nghiệm của bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển. Do đó cần chọn lọc những điểm chính để gắn kết với điều nhà tuyển dụng muốn. Bằng cách xem mô tả công việc, nhìn lại công việc trước của bạn có điểm nào hay phần nào có thể nối kết và hỗ trợ cho vị trí bạn sắp đến hay không.
Ví dụ về bán hàng, công việc trước bạn có kỹ năng bán hàng này không thì nhớ lại thương vụ thành công của bạn và sắp xếp thành câu chuyện kể hấp dẫn.
Nếu bạn không có công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển thì chí ít cũng nên tìm những phẩm chất của công việc liên quan, ví dụ như cẩn thận, giao tiếp tốt. Không được điều này thì tôi dẫn chứng những sự việc khác để bổ sung. Miễn sao cho người ta thấy được sự thích nghi, ham học hỏi và nhiệt huyết của bạn.

18. Có Kinh Nghiệm Đáng Nhớ Cho Bạn Lúc Bạn Làm Việc Không
Kinh nghiệm ở đây là kinh nghiệm tương thích với vị trí bạn ứng tuyển. Họ muốn thông qua câu chuyện của bạn để biết xem bạn có phù hợp hay không.
Những kinh nghiệm này bạn nên chuẩn bị 2 câu chuyện 1 là thành công, 2 là thất bại. Và ở mỗi câu chuyện đều nên có tổng kết lại bài học cho bản thân.
Trong đó thất bại thì tìm câu chuyện cũng không quá lớn. Có thể về sai lầm của bạn nhưng hạn chế sai lầm gây thất thoát nặng cho công ty trước của bạn làm. Còn thành công nếu có liên quan công ty thì bạn càng nên khoe vào.
Khoe những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu. Bạn cần liệt kê một loạt các câu chuyện bạn lại, vì thời gian xa quá nên bạn liệt kê trước rồi mới tìm cách sắp xếp ý và mạch câu chuyện sau.
Câu chuyện cũng không nên quá dài nhưng phải đi vào trọng tâm và có những nút thắt để nêu bật thành tích của bạn.

19. Điều Gì Mà Bạn Thấy Thất Vọng Nhất Trong Công Việc Cũ Của Bạn
Khi nói về những thất vọng thì hạn chế chê sếp và chỗ làm việc, đặc biệt không nhấn mạnh quá nhiều về sự thất vọng. Bạn nên hướng đến việc mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm sẽ có lối rẻ riêng và chính bạn cũng đến thời điểm phải thay đổi.
Còn nếu họ muốn cụ thể hơn thì bạn vẫn nên chuẩn bị trước 1-2 điều làm bạn không thoải mái trong công việc. Có thể là sự lặp lại công việc, không có thử thách. Hoặc bất cứ điều gì làm bạn ngừng phát triển. Hoặc có thể nói về mối quan hệ với đồng nghiệp, tuy nhiên không nên quá nhấn mạnh.
Chủ yếu nên nhìn nhận về bản thân tôi và khắc phuc nó, hạn chế tình trạng đổ thừa và cho bản thân tôi là không liên quan. Tất cả mọi việc xảy ra đều bắt nguồn từ hành động của bạn. Nên cố gắng mỗi sự việc đó đều phải rút ra bài học cho chính tôi và nói cùng hội đồng.

20. Bài Học Trong Quá Trình Làm Việc Của Bạn Là Gì
Bài học là thứ quan trọng nhất trong mọi sự việc xảy ra đến với bạn. Hội đồng luôn muốn xem trong mỗi tình huống sự kiện bạn sẽ xử lý với điều đó như thế nào, từ đó họ sẽ đánh giá bạn có phù hợp hay không.
Do đó bạn cần lọc lại những sự việc xảy ra với bạn, những sự việc nếu có nên có nút thắt, có mở bài, gặp vấn đề, xử lý, đẩy câu chuyện lên cao trào và kết quả.
Thành tích bạn có thể kể chi tiết hơn, còn thất bại có thể mờ đi một số chi tiết. Dĩ nhiên đừng để cái dở của bạn liên quan đến yêu cầu ứng tuyển. Ví dụ bạn nói bạn là người hay quên làm mất tiền trong công việc trước là chết nhé. Câu chuyện có hay hay không là do bạn chỉnh sửa câu từ và tập nói cho lưu loát. Vì vậy chuẩn bị kỹ cho tôi là bước đầu để mang đến thành công cho bạn.

21. Cách Huy Động Vốn-Cho Vay Như Thế Nào
Đây có thể là câu hỏi bạn sẽ hay được hỏi nhất khi ứng tuyển ngân hàng. Vào Big4bank công việc chính của bạn vẫn là mang đến lợi nhuận cho ngân hàng bằng cách đạt được các KPI đề ra.
Và huy động, cho vay là 2 đề mục không thể thiếu chiếm gần như trọng tâm trong KPI của bạn. Vậy với câu hỏi này hướng bạn trả lời sẽ ra sao?
Đầu tiên nên bắt đầu từ chính mối quan hệ xung quanh gần bạn nhất. Hãy liệt kê ra các mối quan hệ nóng trước, sau đó mới đến các mối quan hệ lạnh. Và sau cùng mới đến các khách hàng mà bạn chưa từng biết. Đặc biệt với các mối quan hệ nóng như người thân, bạn bè thì nếu họ có sức ảnh hưởng, lãnh đạo một công ty hay đội nhóm nào đó thì bạn nên khoe ra.
Với người thân quen biết thì bạn cần nên cụ thể càng tốt và nói rõ bạn sẽ giới thiệu những sản phẩm nào của ngân hàng bạn ứng tuyển cho họ. Nếu được hãy thử ước lượng con số bạn sẽ đạt được tầm bao nhiêu cho huy động và cho vay.
Tuy nhiên không nên nói hết khả năng tôi đạt được quá cao nếu có nói hãy chỉ nói tầm 60-70% khả năng mà bạn có thể làm. Vì ngân hàng chỉ tiêu sẽ ngày một cao nên đừng dại nói ra quá nhiều.
Sau khi xong mối quan hệ nóng thì đến các mối quan hệ lạnh tức là những người bạn ít gặp hay lâu lâu liên lạc, bạn phải biết họ làm gì, bạn sẽ mang đến sản phẩm gì cho họ. Khi nào hẹn gặp họ và hẹn gặp bao nhiêu người. Càng chi tiết càng tốt.
Với khách hàng không quen biết hãy lập cho tôi một kế hoạch như thể bạn là nhân viên thực thụ. Bạn đậu vào rồi thì bạn sẽ làm sao để đạt được chỉ tiêu. Đừng hời hợt với câu hỏi này vì nó chính là công việc bạn phải làm nếu đậu. Do đó chuẩn bị kỹ bao nhiêu, bạn sẽ nổi bật và khi vào làm cũng đã có kế hoạch vạch ra cho chính tôi.
Người ta cần thấy sự chuẩn bị và nỗ lực trong mọi việc của bạn, có thể bạn sẽ không đạt chỉ tiêu nhưng những nỗ lực của bạn sẽ luôn được ghi nhận. Do đó hãy cụ thể, chi tiết từng bước nhất có thể.

22. Bạn Quan Tâm Vấn Đề Gì Mức Lương, Vị Trí Công Việc, Gần Nhà Hay Môi Trường
Khi hỏi vấn đề này hội đồng muốn biết bạn sẽ ưu tiên và đặt vấn đề nào lên đầu tiên. Chủ yếu họ muốn xem logic cũng như lập luận của bạn cho một vấn đề cụ thể, xem khả năng trình bày và khả năng quyết định suy xét của bạn đến đâu.
Do đó, với câu hỏi lựa chọn này bạn cứ mạnh dạn chọn cho tôi một câu trả lời và dùng những gì bạn nghĩ hay cân nhắc mà suy xét cho phù hợp với tính cách của tôi. Phỏng vấn là sự khác biệt nên cũng đừng ngại khác biệt đối với các lựa chọn.
Bạn thể hiện được nhu cầu cũng như mong ước của tôi thì sẽ càng phù hợp với quyết định của hội đồng. Với mỗi lựa chọn bạn nên đều có dẫn chứng câu chuyện hay sự việc bạn được nghe, thấy hoặc trải nghiệm. Đưa ra các lý do rõ ràng để bổ sung cho các quyết định của tôi.
Đừng bao giờ đưa ra lựa chọn mà không có bất kỳ lời giải thích nào. Hãy lồng ghép câu trả lời của bạn sao cho tất cả đều phải quy về điểm mạnh của bạn.

23. Bạn Có Câu Hỏi Nào Cho Chúng Tôi
Câu này thường hỏi sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, với câu hỏi nghiêng về phía bạn thế này thì hãy hỏi những câu hỏi thông minh để thể hiện thiện chí làm việc của bạn.
Ví dụ: trong thời gian thử việc thì em có được giao chỉ tiêu và nếu có thì hoàn thành bao nhiêu phần trăm được tính là đạt, với vị trí của em thì anh chị sẽ cho em lời khuyên gì, sau bao lâu em sẽ có kết quả sau khi kết thúc buổi phỏng vấn.
Với các câu hỏi ngược lại hội đồng thì bạn nên tìm hiểu trước xem có thông tin không. Bạn chỉ nên hỏi những câu nào bạn còn mù mờ về thông tin nhưng vẫn chỉ nên ngắn gọn thôi vì về cuối phỏng vấn hội đồng cũng sẽ không muốn trả lời quá nhiều. Tuy nhiên nếu bạn có thể hỏi những câu đắt giá và gây chú ý thì vẫn là một điểm cộng cho hành trình phỏng vấn của bạn.

Thế là bạn đã biết top 23 câu hỏi phỏng vấn bạn thường gặp khi phỏng vấn, bắt tay ngay vào soạn dần cho phần này thôi. Các câu trả lời bạn cứ liệt kê hết các ý sau đó sắp xếp lại dần và chỉnh sửa cho mượt, đừng ngại viết tràng giang đại hải, cứ thỏa sức mà viết để ý tuôn ra.
Đừng mong lần đầu sẽ có giọng văn mượt, cứ viết rồi chỉnh dần bạn sẽ có câu trả lời đủ ý và nổi bật. Nếu khó khăn gì trong quá trình soạn các câu trả lời, cứ sẵn sàng nhắn tin tôi, gửi các câu bạn đã soạn tôi sẽ góp ý cho bạn nhé.

TOP 23 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN